Đông trùng hạ thảo có ăn được không?

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu khá phổ biến trong xã hội hiện nay nhưng nhiều người lại không biết cách sử dụng sao cho hiệu quả. Đông trùng hạ thảo ăn trực tiếp được không? Ăn đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Ăn vào lúc nào? Nếu bạn cũng đang băn khoăn không biết câu trả lời là gì thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Đông trùng hạ thảo có ăn được không? 1
Đông trùng hạ thảo có ăn trực tiếp được không?

Đông trùng hạ thảo ăn được không?

Được xếp là 1 loại dược liệu hay vị thuốc đông y nhưng không giống như đa phần các loại khác có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật, đông trùng hạ thảo là một loại đặc biệt. Đông trùng hạ thảo là 1 loại trùng thảo có bản chất là nấm ký sinh trong cơ thể của ấu trùng sâu bướm phát triển thành cây nấm. 

Trên thị trường hiện nay, đông trùng hạ thảo có rất nhiều loại khác nhau bao gồm loại nguyên chất dạng tươi hoặc dạng khô, dạng chiết xuất dạng nước, dạng cao lỏng hoặc bột khô… 

Với các dạng đông trùng hạ thảo chế biến sẵn thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng dễ dàng với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia y tế. Còn với đông trùng hạ thảo nguyên chất, chúng ta vẫn có thể ăn trực tiếp được nhưng cần phải chú ý những điểm sau đây:

+ Với dạng tươi thì nên rửa sạch để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn trước khi ăn. 

+ Với dạng khô thì nên ngâm với nước ấm trong một vài phút để sợi nấm mềm và dễ ăn hơn. 

Đông trùng hạ thảo có mùi vị đặc trưng mà không phải ai cũng ăn trực tiếp được nên trong trường hợp này có thể chế biến rồi sử dụng theo một số cách:

+ Ngâm đông trùng hạ thảo với mật ong. 

+ Pha trà đông trùng hạ thảo

+ Nấu canh đông trùng hạ thảo. 

+ Nấu cháo đông trùng hạ thảo. 

Đông trùng hạ thảo có ăn được không? 2
Canh đông trùng hạ thảo

Ăn đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đông trùng hạ thảo có rất nhiều hoạt chất và dưỡng chất quý với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe bao gồm: các loại acid amin, vitamin và khoáng chất, một số enzyme sinh học, các polysaccharide, exopolysaccharide, Cordycepin, Cordycepic acid, Adenosine, Hypoxanthine…

Chính vì vậy ăn đông trùng hạ thảo sẽ có rất nhiều tác dụng tốt và phù hợp cho nhiều đối tượng, người bệnh khác nhau: 

+ Với hệ tim mạch, đông trùng hạ thảo giúp tăng cường hoạt động chức năng của các cơ quan với những lợi ích bao gồm: điều hòa huyết áp, giảm cholesterol máu, ổn định hoạt động của tim, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim, xơ vữa mạch máu…

+ Với hệ bài tiết, đông trùng hạ thảo giúp nâng cao chức năng của thận, bảo vệ các tế bào thận, ngăn ngừa tổn thương thận bao gồm cả tình trạng suy thoái.

+ Với hệ miễn dịch, đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao các chức năng đáp ứng miễn dịch ở trong cơ thể. 

+ Với hệ nội tiết, đông trùng hạ thảo có tác dụng điều hòa và cân bằng các hormon. 

+ Với người bệnh tiểu đường, đông trùng hạ thảo giúp giảm đường huyết và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường.

+ Với người bệnh ung thư, đông trùng hạ thảo có thể chống lại sự sinh trưởng và phát triển của tế bào ung thư.

+ Một số tác dụng khác: chống oxy hóa, loại bỏ những tác nhân gốc tự do gây hại, làm chậm quá trình lão hóa, kháng viêm, kháng khuẩn. 

Đông trùng hạ thảo có ăn được không? 3
Cháo đông trùng hạ thảo

Ăn đông trùng hạ thảo vào lúc nào tốt nhất? 

Ăn đông trùng hạ thảo vào lúc nào? Mặc dù có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như để có được hiệu quả tốt nhất thì chúng ta phải biết cách sử dụng đúng, ăn đông trùng hạ thảo vào đúng thời điểm trong ngày. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thời điểm sử dụng đông trùng hạ thảo tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Chúng ta không nên dùng dược liệu này vào thời điểm tối muộn vì lúc này khó hấp thu dưỡng chất và dễ gây tích mỡ, tăng cân. 

Chúng ta có thể dùng đông trùng hạ thảo bằng cách pha trà uống: 

+ Mỗi lần pha trà sử dụng khoảng 1 gam dược liệu đông trùng hạ thảo khô (tương ứng với khoảng 5 – 10 sợi đông trùng hoặc 2 – 3 con loại ký chủ).

+ Sử dụng nước nóng vừa phải khoảng 70° hãm trong khoảng 5 – 7 phút là có thể sử dụng được.

Bên cạnh đó có thể chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn để dễ dàng thưởng thức: 

+ Canh đông trùng hạ thảo bào ngư: mỗi lần nấu khoảng 1g đông trùng hạ thảo khô, 10g nấm bào ngư, 2 bìa đậu phụ, 10g đậu phộng, 100ml nước dừa cùng với các loại gia vị sả, hành, hạt nêm, muối…

+ Cháo sườn đông trùng hạ thảo: mỗi lần nấu khoảng 3g đông trùng hạ thảo, 1 nắm gạo tẻ và 300g sườn lợn. 

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết vừa rồi đã giúp độc giả có được câu trả lời cho vấn đề thắc mắc “đông trùng hạ thảo có ăn được không”. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức khác liên quan đến đông trùng hạ thảo, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://dongtrunghathaobg.com/category/tin-tuc/

Bài viết liên quan