Chế biến đông trùng hạ thảo thế nào?

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý mang lại nhiều công dụng vượt trội cho sức khỏe. Nhiều người biết lợi ích của đông trùng hạ thảo nhưng lại không biết cách sử dụng dược liệu này sao cho hiệu quả. Do đó ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dụng cũng như các phương pháp chế biến đông trùng hạ thảo thông dụng nhất nhé!

Chế biến đông trùng hạ thảo thế nào? 1

Đông trùng hạ thảo dược chế biến như thế nào?

Có những loại đông trùng hạ thảo nào?

Trước khi tìm hiểu về cách chế biến đông trùng hạ thảo chúng ta cần phải phân biệt rõ được một số loại đông trùng hạ thảo có mặt trên thị trường hiện nay.

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc đông y vô cùng quý giá được sử dụng từ lâu đời có lịch sử lên đến hàng ngàn năm. Trước kia để sử dụng vị thuốc này thì phải tìm kiếm ở trong tự nhiên. Mà đông trùng hạ thảo tự nhiên lại rất hiếm không phải ở đâu cũng có, thường chỉ xuất hiện ở những cao nguyên hay vùng núi cao với độ cao hơn 5000m so với mực nước biển.

Nguyên nhân khan hiếm của đông trùng hạ thảo tự nhiên là bởi loại dược liệu này có bản chất rất đặc biệt: vừa mang đặc tính của thảo dược vừa có đặc tính của động vật. Đông trùng hạ thảo thực chất là dạng ký sinh của một loài nấm trên cơ thể của ấu trùng của một loài sâu bướm. Vào mùa đông và mùa xuân chúng thường cư trú ở dưới lòng đất, sang mùa hạ chúng mới bắt đầu phát triển và trồi lên trên bề mặt. 

Ngày nay, các chuyên gia đã nghiên cứu thành công phương pháp nuôi cấy và nhân bản thành công đông trùng hạ thảo ở trong phòng thí nghiệm và trên quy mô công nghiệp. Đông trùng hạ thảo loại nhân tạo này mặc dù không quý hiếm bằng loại tự nhiên nhưng cũng có gần như đầy đủ những dưỡng chất và công dụng tốt cho sức khỏe. Hơn nữa giá thành đông trùng hạ thảo lại rẻ hơn rất nhiều do đó đây mới là loại được nhiều người dân ưa chuộng.

Ngoài cách phân loại theo nguồn gốc, người ta còn phân loại đông trùng hạ thảo dạng đóng gói như: dạng sợi, dạng ký chủ… hay phân loại theo hình thức bảo quản gồm: loại khô và loại tươi.

Đông trùng hạ thảo có thể được chế biến như thế nào?

Đông trùng hạ thảo hoàn toàn có thể sử dụng đơn giản bằng cách ăn trực tiếp. Tuy nhiên, để tăng thêm thời gian bảo quản cũng như tránh được mùi vị không phù hợp của dược liệu này mà người ta thường chế biến đông trùng hạ thảo theo nhiều cách khác nhau.

Đông trùng hạ thảo chế biến thế nào? Các phương pháp chế biến phổ biến nhất là: nấu cao, ngâm rượu, nghiền thành bột, ngâm mật ong, pha trà, làm thành các món ăn…

Chế biến đông trùng hạ thảo thế nào? 2

Cao đông trùng hạ thảo

Chế biến đông trùng hạ thảo bằng cách nấu cao

Người ta có thể chế biến đông trùng hạ thảo thành một số loại cao như: cao đặc, cao mềm, cao lỏng hay cao khô tùy vào mục đích sử dụng.

Các bước làm cao đông trùng hạ thảo là:

+ Sơ chế: đông trùng hạ thảo rửa sạch rồi để khô ráo nhằm loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất

+ Nấu: đông trùng hạ thảo để nguyên con hoặc thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu cùng với dung môi.

+ Lọc: loại bỏ phần bã đông trùng hạ thảo sau khi đã nấu kỹ và lấy được phần dưỡng chất trong dịch chiết.

+ Cô đặc: cho phần dịch chiết vào nồi cô rồi đun ở nhiệt độ thấp cho bay hơi bớt dung môi. Cô cho đến khi hàm lượng dung môi còn lại đạt đến mức yêu cầu.

+ Sấy: trong trường hợp làm cao khô. 

Chế biến đông trùng hạ thảo bằng cách ngâm rượu

Rượu là một trong những dung môi phổ biến dùng để chiết xuất các dưỡng chất từ dược liệu. Theo đông y, rượu còn có một số tác dụng tốt như giúp hỗ trợ tiêu hóa, đả thông kinh lạc, giúp khu phong tán hàn…

Cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo:

+ Sơ chế đông trùng hạ thảo, rửa sạch rồi để khô ráo.

+ Chuẩn bị bình hoặc lọ ngâm với kích thước phù hợp, rửa sạch rồi hong khô.

+ Cho đông trùng hạ thảo vào bình trước rồi mới cho rượu vào sao cho rượu ngập tràn hết dược liệu. Có thể ngâm riêng đông trùng hạ thảo hoặc kết hợp thêm với một vài dược liệu khác cũng rất tốt như: câu kỷ tử, nhung hươu, nhân sâm, cá ngựa…

+ Tỷ lệ ngâm thích hợp là khoảng 1000ml rượu với 100g đông trùng hạ thảo tươi (khoảng 10g đông trùng hạ thảo khô).

+ Đậy nắp kín và để khoảng 1 tháng là có thể đem ra sử dụng được. 

Chế biến đông trùng hạ thảo thế nào? 3

Chế biến đông trùng hạ thảo thành bột

Chế biến bột đông trùng hạ thảo

Nghiền đông trùng hạ thảo thành dạng bột cũng là một trong số những cách chế biến được sử dụng nhiều vì thời gian bảo quản lâu hơn. 

Đông trùng hạ thảo dạng bột sẽ được chế biến theo các bước sau đây: 

+ Sấy khô: đông trùng hạ thảo tươi sau khi được sơ chế sạch sẽ được sấy khô ở nhiệt độ thấy để giữ được những dưỡng chất không bị bay hơi.

+ Chiếu xạ: để loại bỏ những vi sinh vật gây hại trên bề mặt, giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm. 

+ Xay nghiền: đông trùng hạ thảo khô sẽ được nghiền ra thành bột mịn bằng các thiết bị chuyên dụng để giữ được độ ẩm phù hợp của như không làm mất đi dưỡng chất trong quá trình chế biến. 

Qua bài viết vừa rồi hy vọng rằng độc giả đã biết và hiểu thêm về một số phương pháp chế biến đông trùng hạ thảo thông dụng hiện nay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác hoặc muốn mua đông trùng hạ thảo chính hãng xin vui lòng liên hệ Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen theo Hotline: 0972.867.686

Bài viết liên quan