Huyết áp thấp – Huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo không?

Người huyết áp thấp có uống được đông trùng hạ thảo không? Người huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo không? Tác dụng của đông trùng hạ thảo cho người cao huyết áp là gì? Nếu độc giả đang băn khoăn thắc mắc về những vấn đề kể trên thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!

Huyết áp thấp - Huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo không? 1
Đông trùng hạ thảo có dùng được cho người huyết áp cao và huyết áp thấp không?

Huyết áp là gì? Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?

Huyết áp là chỉ số thể hiện áp lực đẩy do sự tuần hoàn máu trong lòng mạch máu hay nói theo cách khác huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. 

Đơn vị thường được sử dụng để đo lường chỉ số huyết áp trong cơ thể là mi-li-mét thủy ngân, ký hiệu là mmHg. Huyết áp mỗi lần đo sẽ có 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:

+ Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa: đây là chỉ số huyết áp vào thời điểm tim co bóp trong thì tâm thất thu, lúc này dòng máu sẽ được đẩy mạnh đi, chính vì vậy mà áp lực của máu lên thành mạch lúc này sẽ cao nhất. Chỉ số huyết áp tâm thu của người thường nằm trong khoảng 90 – 140 mmHg tùy thuộc vào tình trạng vận động, tuổi tác…

+ Huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu: là chỉ số huyết áp tại thời điểm tâm thất dãn, lúc này áp lực dòng máu sẽ giảm xuống nên áp lực lên thành mạch sẽ ở mức thấp nhất. Chỉ số huyết áp tâm trương của người thường dao động trong khoảng 60-90 mmHg. 

Các yếu tố chính có tác động nhiều nhất đến huyết áp trong cơ thể là: nhịp tim, lực co tim, sức cản của mạch máu, khối lượng máu trong lòng mạch và độ quánh của máu. Chỉ số huyết áp được coi là tối ưu nhất với một người khỏe mạnh bình thường là 80/120 mmHg. 

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là tình trạng chỉ số huyết áp tăng cao bất thường và duy trì liên tục trong khoảng thời gian dài. Một người được xác định là mắc bệnh lý này khi có chỉ số có huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Cao huyết áp là tình trạng bệnh lý rất phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh lý này có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách. Những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp bao gồm: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận…

Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp hạ xuống bất thường ở mức thấp. Bệnh lý này được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg. 

Huyết áp thấp cũng rất nguy hiểm khi có thể dẫn đến các triệu chứng và biến chứng như: mệt mỏi, thiếu oxy, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, ngất, mê sảng, hôn mê…

Huyết áp thấp - Huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo không? 2
Người bệnh cao huyết áp dùng đông trùng hạ thảo rất tốt

Tác dụng của đông trùng hạ thảo với người cao huyết áp

Đông trùng hạ thảo là một dược liệu quý, một vị thuốc rất nổi tiếng trong đông y với nhiều công dụng bồi bổ, hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe tổng thể cho người sử dụng. 

Theo các chuyên gia, đông trùng hạ thảo là dược liệu rất tốt cho người bệnh cao huyết áp. Dùng đông trùng hạ thảo sẽ hỗ trợ cho người bệnh hạ huyết áp và ổn định ở trong ngưỡng an toàn. Đồng thời đông trùng hạ thảo còn giúp tăng cường sức khỏe hệ tim mạch cho người bệnh với nhiều công dụng: 

+ Giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol dư thừa ở trong cơ thể. 

+ Giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm như: xơ vữa mạch máu, tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim…

Lý giải cho công dụng của đông trùng hạ thảo với người bệnh cao huyết áp, các chuyên gia đã chỉ ra rằng: 

+ Đông trùng hạ thảo có đặc tính chống oxy hóa mạnh sẽ tác động tốt lên huyết áp. 

+ Đông trùng hạ thảo có thể giảm huyết áp thông qua cơ chế giãn mạch trực tiếp hoặc trung gian thông qua các thụ thể M-cholinergic, dẫn đến cải thiện mạch vành và tuần hoàn máu.

+ Đông trùng hạ thảo giúp giảm mỡ máu và cholesterol trong máu, đây là yếu tố có tác động làm tăng chỉ số huyết áp trong cơ thể. 

+ Hoạt chất adenosine trong đông trùng hạ thảo có tác dụng điều hòa và ổn định nhịp tim, cải thiện lưu lượng máu và tuần hoàn ngoại vi. 

+ Các loại vitamin (B12, A, K và C) trong đông trùng hạ thảo có tác dụng hỗ trợ tốt cho hệ tim mạch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Huyết áp thấp - Huyết áp cao có dùng được đông trùng hạ thảo không? 1
Người huyết áp thấp có thể dùng đông trùng hạ thảo

Người huyết áp thấp có dùng được đông trùng hạ thảo không?

Nhiều người lo lắng rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng hạ huyết áp cho người cao huyết áp nên người có huyết áp thấp sẽ không sử dụng được vì huyết áp có thể tụt sâu. 

Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo không có tác động xấu đến người bệnh huyết áp thấp, không làm chỉ số huyết áp tụt xuống thấp hơn. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng dược liệu quý này để tăng cường sức khỏe mà không lo gặp phải biến chứng nguy hiểm. 

Bên cạnh đó, để tốt hơn thì người huyết áp thấp nên dùng đông trùng hạ thảo bằng cách ngâm mật ong. 

Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về tình trạng huyết áp cao, huyết áp thấp cũng như tác dụng của đông trùng hạ thảo. Nếu có thắc mắc nào liên quan hoặc có nhu cầu mua đông trùng hạ thảo chính hãng chất lượng cao, xin vui lòng liên hệ: Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen – Hotline: 0972.867.686

Bài viết liên quan