Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo là gì?

Mặc dù là một loại dược liệu quý được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc của đông trùng hạ thảo và bản chất là gì? Nếu như bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo là gì? 1

Nguồn gốc đông trùng hạ thảo là ở đâu?

Nguồn gốc và bản chất của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý trong y học cổ truyền đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Đồng thời đông trùng hạ thảo cũng là một trong những loại dược liệu được khoa học cận đại nghiên cứu từ rất sớm. 

Nguồn gốc đông trùng hạ thảo tự nhiên rất hiếm và chủ yếu từ các vùng núi, cao nguyên có độ cao trên mực nước biển 5000m. Thậm chí không phải vùng núi cao nào cũng có mà nó chỉ xuất hiện ở một số vùng đặc trưng như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam…

Bản chất của đông trùng hạ thảo là sự công sinh của 2 loài sinh vật mà tạo nên, đó là loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps hoặc Cordycepsloài sâu bướm thuộc chi Thitarodes. Quá trình hình thành và phát triển của đông trùng hạ thảo sẽ trải qua 4 giai đoạn chính bao gồm:

+ Giai đoạn bướm trưởng thành chi Thitarodes đẻ trứng vào mùa thu. Sau đó trứng sẽ nở thành ấu trùng sâu non. Đến mùa đông ấu trùng sẽ tìm chỗ trú ngụ ở dưới lòng đất, thường ở những nơi đất mềm và tơi xốp. 

+ Giai đoạn các bào tử nấm sẽ bắt đầu xâm nhập và ký sinh ở trong cơ thể của ấu trùng sâu non. Bào từ đa phần là do ấu trùng sâu non ăn phải hoặc xâm nhập qua lỗ thở. 

+ Giai đoạn hấp thu và tích lũy dinh dưỡng của nấm. Các bào tử nấm sẽ bắt đầu xâm chiếm cơ thể của ấu trùng sâu non bằng cách hấp thu các chất dinh dưỡng và phát triển thành các sợi nấm. Ấu trùng sẽ dần mất đi dinh dưỡng và sẽ chết khi bị cạn kiệt.

+ Giai đoạn hình thành cây nấm: đến mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao và môi trường ấm áp, các sợi nấm sẽ vươn mình và mọc ra khỏi cơ thể của ấu trùng, trông giống như một loại cây thảo. Sau đó chúng sẽ tiếp tục phát tán các bào tử để chuẩn bị cho vòng đời tiếp theo.

Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo là gì? 2

Quá trình hình thành và phát triển của đông trùng hạ thảo

Phân loại các sản phẩm đông trùng hạ thảo

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm đông trùng khác nhau mà người tiêu dùng cần phân biệt được để tránh mua nhầm loại. Đông trùng hạ thảo có rất nhiều cách phân loại: từ nguồn gốc, trạng thái cho đến dạng bào chế và cách thức chế biến…

Về nguồn gốc đông trùng hạ thảo thường được chia làm 2 loại chính là:

+ Loại tự nhiên: đây là loại quý hiếm nhất do phải dày công tìm kiếm và thu nhặt ở những vùng cao nguyên đặc trưng.

+ Loại nhân tạo: là đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo với những điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, không khí, dinh dưỡng… tương tự như ở ngoài tự nhiên.

Về trạng thái, đông trùng hạ thảo có 2 loại bao gồm:

+ Loại tươi: là loại được giữ nguyên trạng thái từ tự nhiên, không trải qua quá trình chế biến nào cả. Loại này có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải sử dụng ngay vì thời gian bảo quản ngắn.

+ Loại khô: đây là loại đông trùng hạ thảo đã được sơ chế và sấy khô (thường sấy ở nhiệt độ thấp để tránh làm mất đi các thành phần dưỡng chất) để giảm độ ẩm, loại bớt nước nhằm kéo dài thời gian bảo quản.

Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo là gì? 3

Đông trùng hạ thảo loại khô

Về dạng bào chế, đông trùng hạ thảo thường được đóng gói theo một số dạng đặc trưng như: 

+ Đông trùng hạ thảo dạng ký chủ, nguyên con: bao gồm cả phần sợi nấm và phần vật chủ là cơ thể của ấu trùng sâu non. 

+ Đông trùng hạ thảo dạng sợi: chỉ bao gồm phần nấm mọc ra bên ngoài ấu trùng sâu non 

+ Đông trùng hạ thảo dạng bột: là dạng đông trùng hạ thảo khô được nghiền nhỏ ra thành bột mịn để dễ dàng bảo quản cũng như bào chế sang các dạng khác.

+ Đông trùng hạ thảo dạng viên: là dạng bột đông trùng hạ thảo được dập thành viên nén theo hàm lượng nhất định hoặc cho vào trong viên nang cứng để tiện lợi cho quá trình sử dụng hơn. 

Còn về dạng chế biến thì đông trùng hạ thảo có một số loại như:

+ Rượu đông trùng hạ thảo. 

+ Cao đông trùng hạ thảo: có thể là cao khô, cao mềm, cao đặc hay cao lỏng.

+ Cháo đông trùng hạ thảo.

+ Trà đông trùng hạ thảo. 

+ Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong. 

Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng độc giả đã hiểu rõ hơn về nguồn gốc của đông trùng hạ thảo cũng như phân loại và ứng dụng. Nếu bạn đọc còn có bất cứ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu mua đông trùng hạ thảo chính hãng, xin vui lòng liên hệ Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen – Hotline: 0972.867.686

Bài viết liên quan