Đông trùng hạ thảo làm từ gì? Quy trình làm đông trùng hạ thảo nhân tạo

Đông trùng hạ thảo nhân tạo là sản phẩm vô cùng phổ biến trên thị trường hiện nay và chiếm phần lớn trong tổng số các loại đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo được làm từ gì? Quy trình làm đông trùng hạ thảo nhân tạo như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Đông trùng hạ thảo làm từ gì? Quy trình làm đông trùng hạ thảo nhân tạo 1
Đông trùng hạ thảo được làm từ gì?

Đông trùng hạ thảo nhân tạo là gì? 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm đông trùng hạ thảo khác nhau, trong đó có 2 loại chủ yếu là đông trùng hạ thảo tự nhiên và đông trùng hạ thảo nhân tạo.

+ Đông trùng hạ thảo tự nhiên là loại chỉ được tìm thấy ở trong tự nhiên với bản chất là sự ký sinh và phát triển của một loại nấm cordyceps hoặc ophiocordyceps trong cơ thể của một loài ấu trùng sâu bướm thuộc chi Thitarodes. 

+ Đông trùng hạ thảo nhân tạo là loại được nuôi cấy và chăm sóc trong phòng thí nghiệm, trong môi trường bán tự nhiên hoặc trên quy mô công nghiệp. Đông trùng hạ thảo nhân tạo được chia ra làm nhiều loại khác nhau như: dạng sợi, dạng ký chủ nguyên con, dạng ký chủ nhộng tằm…

Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên rất hiếm gặp, chỉ có ở một số vùng địa lý đặc trưng với độ cao khoảng trên 5000m so với mực nước biển như vùng cao nguyên Tây Tạng ở bên Trung Quốc. Cũng chính vì vậy mà giá thành của loại này ở mức rất cao mà không phải ai cũng đủ điều kiện để có thể mua và sử dụng được. 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo nhân tạo ở trong phòng thí nghiệm. Sau đó mở rộng quy mô nuôi cấy rộng rãi để tạo ra nhiều sản phẩm, giảm giá thành, từ đó giúp cho nhiều người dân có thể sử dụng được loại dược liệu quý này. 

Đông trùng hạ thảo làm từ gì? Quy trình làm đông trùng hạ thảo nhân tạo 2
Đông trùng hạ thảo nhân tạo

Đông trùng hạ thảo làm từ gì?

Đông trùng hạ thảo nhân tạo được làm từ chủng nấm thuộc chi cordyceps hoặc ophiocordyceps được phân lập từ đông trùng hạ thảo tự nhiên. Nấm đông trùng hạ thảo sau khi được phân lập sẽ nhân giống và cấy vào trong môi trường thích hợp để sinh trưởng, phát triển thành sợi nấm trưởng thành. 

Môi trường nuôi cấy đông trùng hạ thảo nhân tạo sẽ được giả lập và mô phỏng tương tự như môi trường sinh sống của loài này ở bên ngoài tự nhiên. Những chú ý quan trọng về điều kiện môi trường để nuôi cấy đông trùng hạ thảo là: 

+ Phòng nuôi cấy đông trùng hạ thảo phải là phòng đảm bảo khử khuẩn vô trùng, đủ lượng ánh sáng và cân bằng đủ độ thoáng tự nhiên. 

+ Điều kiện độ ẩm: phòng nuôi cấy đông trùng hạ thảo phải được duy trì độ ẩm cần thiết từ 70 – 85%. Để làm được điều này thì cần phải có hệ thống phun sương tự động hoặc bán tự động. 

+ Điều kiện nhiệt độ: nhiệt độ tối ưu để nấm đông trùng hạ thảo phát triển được là khoảng 18 – 20°C.

+ Điều kiện dinh dưỡng hay chất lượng của giá thể nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo: đây là yếu tố quan trọng nhất bên cạnh yếu tố về chủng giống quyết định nhiều nhất đến chất lượng của đông trùng hạ thảo đạt được khi thu hoạch. Giá thể đông trùng hạ thảo có thể là các cá thể ký chủ như loài nhộng tằm hoặc môi trường dung dịch cơ chất có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết để nấm đông trùng hạ thảo hấp thu và phát triển. 

Đông trùng hạ thảo làm từ gì? Quy trình làm đông trùng hạ thảo nhân tạo 3
Quá trình làm đông trùng hạ thảo

Quy trình làm đông trùng hạ thảo nhân tạo

Để tạo ra được những sản phẩm chất lượng thì quy trình nuôi cấy và làm đông trùng hạ thảo nhân tạo sẽ cần đảm bảo đủ 4 bước sau đây: 

+ Bước 1 – nuôi sợi: nấm đông trùng hạ thảo sau khi phân lập sẽ được cấy vào trong các lọ hoặc các hộp cơ chất đã chuẩn bị từ trước. Các lọ này sẽ được ủ kín và để trong môi trường độ ẩm dao động từ 75 – 80%, nhiệt độ từ 18 – 20°C. Sau khoảng 10 ngày, các sợi nấm sẽ sinh sôi và ăn kín toàn bộ bề mặt của môi trường sinh khối. 

+ Bước 2 – tạo quả thể: Các lọ đông trùng hạ thảo sẽ được chiếu sáng để kích thích tạo quả thể, chiếu sáng 12 tiếng mỗi ngày với cường độ 1000 Lux. Điều kiện độ ẩm và nhiệt độ vẫn cần được giữ nguyên, chú ý lưu thông không khí đều đặn. Sau khoảng 15 ngày, các sợi nấm sẽ bắt đầu xuất hiện trên bề mặt môi trường sinh khối. 

+ Bước 3 – nuôi quả thể: độ ẩm sẽ được tăng lên thêm 5%, giữ nguyên nhiệt độ, điều kiện chiếu sáng sẽ giảm xuống còn 700 Lux. Sau khoảng 2 tháng, ngọn nấm sẽ mọc dài ra và xuất hiện bào tử nấm.

+ Bước 4 – thu hoạch: khi các sợi nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng đậm hơn so với phần thân thì Đông Trùng Hạ Thảo có thể thu hoạch được.

Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng độc giả đã có được câu trả lời cho vấn đề thắc mắc “đông trùng hạ thảo làm từ gì” cũng như biết được quy trình làm đông trùng hạ thảo. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức bổ ích khác liên quan đến đông trùng hạ thảo, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://dongtrunghathaobg.com/category/tin-tuc/

Bài viết liên quan