Hiện nay, các bệnh lý ở phổi ngày càng phổ biến đặc biệt là sau đại dịch covid 19, đe dọa đến sức khỏe con người. Để bảo vệ và tăng cường chức năng cho lá phổi, ngoài việc tập luyện thể dục thể thao, không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thì chúng ta cần phải xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Vậy nên ăn những loại thực phẩm nào để bảo vệ phổi, giảm tổn thương phổi thì hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên bổ sung những nhóm thực phẩm, thức ăn dưới đây trong khẩu phần ăn hàng ngày để tốt cho phổi, bao gồm:
1. Thực phẩm giàu vitamin C
1.1 Ớt chuông
Ớt là loại thực phẩm giàu Vitamin C nhất, đặc biệt với những người hút thuốc là thì việc bổ sung đủ vitamin C rất quan trọng. Khói thuốc rất có hại đối với kho dự trữ chất chống oxy hóa trên cơ thể vì vậy người hút thuốc lá cần tiêu thụ thêm 35mg vitamin C mỗi ngày. Khi bạn tiêu thụ một quá ớt đỏ ngọt cỡ trung bình (khoảng 119gram) sẽ cung cấp 169% lượng vitamin C, vì vậy bạn nên bổ sung thêm loại thực phẩm này trong bữa ăn của mình.
1.2 Bưởi
Bưởi là loại quả cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu như: vitamin C, vitamin B6, axit folic và magie…có lợi cho sức khỏe của lá phổi, giúp cơ thể bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch tổng thể. Bưởi có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, bạn nên ăn bưởi vào buổi sáng để giúp thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giảm viêm trong hệ hô hấp. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, bưởi có thể giúp cải thiện chức năng phổi cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, những người thường xuyên ăn bưởi sẽ có chức năng phổi tốt hơn so với người không ăn bưởi.
1.3 Cà chua
Cà chua là nguồn thực phẩm giày lycopene – một chất chống oxy hóa carotenoid có thể cải thiện sức khỏe của phổi. Khi tiêu thụ cà chua hoặc sản phẩm từ cà chua sẽ làm giảm viêm đường thở ở những người bị bệnh hen suyễn và tăng cường chức năng phổi ở những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
2. Nhóm thực phẩm giàu carotene
Carotene là chất có khả năng chống lại oxy hóa, giúp ngăn ngừa những nguy cơ gây ung thư phổi. Carotene có trong các loại rau quả có màu cam hoặc đỏ như: Củ dền, bí đỏ, gấc, đu đủ…Khi tiêu thụ những loại thực phẩm này sẽ giúp chuyển vitamin A – đây là chất quan trọng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch nên rất tốt để phòng ngừa bệnh ung thư phổi, viêm phổi, hen suyễn…
2.1 Bí ngô
Phần thịt màu cam của bí ngô chứa nhiều hợp chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe cho phổi. Trong bí ngô giàu carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nồng độ carotenoid trong máu cao có thể cải thiện chức năng phổi ở cả người già và người trẻ. Đối với những người hút thuốc, nồng độ chất chống oxy hóa carotenoid thấp hơn 25% so với những người không hút thuốc nên sẽ rất dễ gây hại cho sức khỏe của phổi,vì vậy việc tiêu thụ bí ngô – thực phẩm giàu carotenoid là rất cần thiết.
2.2 Củ dền
Củ dền chứa các hợp chất giúp tối ưu hóa chức năng của phổi, củ dền rất giàu nitrat, một chất có lợi cho chức năng của phổi. Nitrat giúp thư giãn mạch máu, giảm huyết áp và tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy. Khi tiêu thụ củ dền, các chất trong nó sẽ giúp cải thiện hoạt động thể chất và chức năng phổi ở những bệnh nhân mắc các bệnh về phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và tăng huyết áp phổi. Ngoài ra, lá củ dền chứa nhiều magie, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa carotenoid rất cần thiết cho sức khỏe của phổi.
3. Rau cải
Các loại rau lá xanh, đặc biệt là các loại cải như: cải ngọt, rau bina, cải xoăn, bắp cải là nguồn cung cấp dồi dào carotenoid, sắt, kali, canxi và vitamin. Các chất này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, bắp cải là có tác dụng thanh nhiệt giải độc và giảm ho, rất thích hợp cho bệnh nhân bị viêm phổi. Bạn nên bổ sung thêm các loại rau xanh đặc biệt là rau cải trong thực đơn hàng ngày để có một lá phổi khỏe mạnh, tăng cường thị lực và phòng các bệnh về tim mạch.
4. Tỏi, gừng, nghệ
4.1 Tỏi
Trong tỏi có chứa hàm lượng Allicin cao, có tác dụng giảm viêm, chống nhiễm trùng và loại bỏ các gốc tự do hỗ trợ điều trị bệnh lý ở phổi. Tỏi cung cấp một hàm lượng lớn flavonoid giúp sản sinh glutathione, loại bỏ các độc tố. Những người thường xuyên ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày từ 3-4 lần/ tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh phổi lên tới 44%. Việc tiêu thụ tỏi giúp phòng ngừa ung thư phổi, tốt cho người bệnh hen suyễn và những người bị các bệnh nhiễm trùng phổi.
4.2 Nghệ
Trong nghệ có chất curcumin giúp loại bỏ những chất sinh ung thư, có lợi cho hỗ trợ chức năng phổi. Tiêu thụ nghệ giúp giảm viêm phổi bởi chúng có đặc tính kháng viêm, tăng cường sức khỏe bởi nghệ có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh.
4.3 Gừng
Khi sử dụng gừng hợp lý, chúng sẽ có tác dụng giảm viêm, kháng viêm, đào thải độc tố từ phổi. Bạn có thể kết hợp sử dụng gừng vào bữa ăn để thêm hương vị để nâng cao sức khỏe cho lá phổi cũng như hệ thống tim mạch. Người gặp tình trạng tắc nghẽn phổi cũng có thể sử dụng gừng để quá trình hô hấp trở nên thuận lợi hơn.
5. Táo
Táo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tốt cho phổi. Táo giàu chất chống oxy hóa, trong đó một flavonoid chống oxy hóa là quercetin có tác dụng bảo vệ phổi khỏi tác hại của ô nhiễm không khí và khói thuốc. Ăn táo thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng phổi, làm chậm quá trình suy giảm chức năng phổi ở người hút thuốc. Bạn nên ăn ít nhất 5 quả táo mỗi tuần để giảm bớt nguy cơ phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và tăng cường sức khỏe phổi.
6. Lê
Lê là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C… có chức năng hỗ trợ làm sạch phổi, ăn lê giúp cải thiện tình trạng viêm ở bệnh nhân bị viêm phổi. Nên ăn lê vào buổi sáng và trưa, không nên ăn lê khi đói vì chất xơ có trong lê có thể làm hỏng màng nhầy của cơ thể.
7. Thực phẩm giàu Omega-3
Omega – 3 là một axit béo không no tốt cho sức khỏe mà bạn cần bổ sung mỗi ngày. Omega – 3 giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện bệnh hen suyễn, không chỉ vậy, axit béo này còn giúp tăng cường hoạt động của tim mạch, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường trí nhớ…Omega-3 có nhiều trong các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ,… và các loại hạt như: hạt óc chó, hạnh nhân… Vì vậy bạn nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa Omega – 3 để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh.
Bài viết trên đã gợi ý cho bạn một số nhóm thực phẩm, thức ăn tốt cho lá phổi, bạn cần tạo cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh, kết hợp với tập thể dục đều đặn, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe cho lá khổi.