Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày hiện nay là căn bệnh phổ biến khi mà tỷ lệ những người bị bệnh trong đời sống hiện đại  vẫn đang tiếp tục gia tăng ở mọi lứa tuổi và giới tính. Với những người bị bệnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Dưới đây là nhóm thực phẩm bạn nên ăn và những nhóm thực phẩm bạn nên kiêng để giúp hỗ trợ điều trị tốt bệnh dạ dày, ngăn ngừa, phòng chống bệnh tái phát.

Nhóm thực phẩm người viêm loét dạ dày nên ăn

Để dạ dày khỏe mạnh trở lại, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có khả năng bảo vệ, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương bên trong dạ dày, sau đây là một số nhóm thực phẩm người bệnh nên dùng:

1. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ gần như không có giá trị dinh dưỡng nhưng lại là thành phần rất quan trọng cho sức khỏe của con người, có vai trò đặc biệt đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn, giảm đáng kể các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, ợ hơi. 

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên nạp quá nhiều chất xơ, sử dụng quá nhiều có thể khiến tình trạng khó tiêu, táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Chất xơ chủ yếu có trong các loại rau xanh như: súp lơ, mồng tơi, các loại rau cải, rau ngót…

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? 1
Ăn rau xanh giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm khó tiêu, đầy bụng. (Ảnh: ntdanai)

2. Thực phẩm chứa probiotic

Probiotic là nguồn lợi khuẩn, khi dung nạp vào cơ thể sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, sức khỏe dạ dày và đường ruột. Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa probiotic vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như: Sữa chua, men vi sinh…Nên bổ sung sau bữa ăn khoảng 1 giờ, tránh ăn khi đói để việc hấp thu đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, kim chi và dưa muối cũng có chứa các lợi khuẩn probiotic nhưng người bị đau dạ dày cần tránh những loại thực phẩm lên men này.

3. Thực phẩm chứa nhiều Pectin

Hoạt chất pectin khi đưa vào cơ thể sẽ giúp lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vì vậy rất tốt cho hệ tiêu hóa. Pectin được coi như một kháng sinh tự nhiên cho đường ruột, được tìm thấy trong một số loại quả như: táo, nho, lê, ổi…Đây là những loại quả ngoài cung cấp pectin còn có một lượng lớn vitamin, chất xơ và chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa.

4. Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại, sử dụng loại thực phẩm này giúp giảm đáng kể các triệu chứng rát dạ dày, hỗ trọe tiêu hóa, có vai trò như chất xúc tác giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của những tổn thương và viêm nhiễm ở dạ dày. Một số loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: Đu đủ, cà rốt, bông cải xanh, cà chua, nghệ…

5. Thực phẩm giàu đạm, giàu omega 3, ít béo

Người bị đau dạ dày nên ăn những nguồn protein lành mạnh để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ phục hồi chức năng cho các tế bào thành dạ dày. Một số loại thực phẩm bạn nên ăn là: cá, thịt, thăn lợn, trứng…

Omega 3 là chất béo lành mạnh cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng và kháng viêm cho cơ thể. Người bị đau dạ dày khi sử dụng những loại thực phẩm này sẽ giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, thúc đẩy các vết viêm loét dạ dày phục hồi nhanh chóng. Một số loại thực phẩm giàu omega 3 như: hạt óc chó, hạt lạnh, cá hồi…

6. Thực phẩm giàu vitamin

Thực phẩm giàu vitamin có vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa của người bị bệnh dạ dày hoạt động khỏe mạnh hơn, tăng khả năng miễn dịch, giúp quá trình tái tạo tế bào và làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày diễn ra nhanh hơn. Sử dụng các loại rau xanh và hoa quả trong thực đơn hàng ngày là việc làm cần thiết để bổ sung nguồn vitamin tự nhiên cho người bệnh. Người bệnh dạ dày cần tránh các loại thực phầm giàu vitamin C, có tính axit cao như xoài chua, cam chua…bởi chúng sẽ kích thích dạ dày co thắt và tiết dịch vị làm các triệu chứng đau dạy dày trở nên trầm trọng hơn.

7. Thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn

Sử dụng các loại thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp ức chế các vi khuẩn có hại trong dạ dày, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm lan rộng, giúp các vết loét nhanh chóng hồi phục. Một số loại thực phẩm chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn tư nhiên mà bạn nên sử dụng như: gừng, nghệ, mật ong…

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? 2
Sử dụng mật ong kết hợp với nghệ giúp vết loét nhanh lành hơn. (Ảnh: saffron.vn)

8. Thực phẩm có khả năng thấm hút axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày

Một số loại thực phẩm như: bánh mỳ, bánh quy, các thực phẩm giàu tinh bột có khả năng thấm hút axit dư thừa và bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Axit dạ dày dư thừa là nguyên nhân gây ra trào ngược và bào mòn niêm mạc dạ dày gây viêm loét, vì vậy khi sử dụng những loại thực phẩm này sẽ giúp dịu dạ dày, nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Nhóm thực phẩm người viêm loét dạ dày không nên ăn

1. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu khi dung nạp vào cơ thể sẽ gây ra một áp lực rất lớn cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của niêm mạc dạ dày, khiến bộ máy tiêu hóa phải làm việc với cường độ cao, những thực phẩm này khó tiêu, gây suy giảm sức khỏe dạ dày.

2. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Người bệnh không nên sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh bởi sẽ gây kích ứng, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương mà nên sử dụng thực phẩm nhiệt độ từ 25-30 độ C là tốt nhất.

3. Rượu bia, đồ uống có gas, chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn là những chất vô cùng có hại cho dạ dày, người khỏe mạnh cũng nên tránh xa. Những thực phẩm này làm chậm quá trình phục hồi của niêm mạc dạ dày, gây viêm loét và khiến viêm loét tổn thương nặng hơn. Người bệnh nên loại bỏ các chất kích thích ra khỏi cuộc sống càng sớm càng tốt để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? 3
Sử dụng rượu bia, chất kích thích có nguy hại rất lớn đến dạ dày. (Ảnh minh họa)

4. Hạn chế sử dụng các loại đậu

Trong các loại hạt đậu có thành phần fodmaps, gây ra tình trạng ợ hơi, đầy bụng khó tiêu cho bệnh nhân đau dạ dày.

5. Thực phẩm chứa đường

Các loại đồ ăn nhiều đường như: nước ngọt, kẹo, socola,… làm gia tăng cảm giác buồn nôn, đầy bụng và khó chịu ở dạ dày.

6. Hạn chế ăn đồ cay nóng

Đồ ăn cay nóng khiến nồng độ axit dạ dày tăng cao, làm cho tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy, người bệnh nên hạn chế tối đa nhưng loại đồ ăn cay nóng, một số loại gia vị như: tiêu, ớt, gừng, tiêu…

7. Hạn chế ăn nhiều đồ ăn lên men

Một số loại thực phẩm lên men chứa axit nguy hại như: dưa muối, xoài, cà chua… khi ăn những loại thực phẩm này, cơ thể sẽ làm gia tăng nồng độ axit dạ dày, khiến cho các vết loét trở nên nghiêm trọng.

Bài viết trên đã chỉ ra những nhóm thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày nên ăn và không nên ăn, mong rằng người bệnh sẽ tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh của mình. Bên cạnh đó, người có sức khỏe bình thường cũng nên áp dụng chế độ ăn uống này để tránh nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và tiêu hóa.

Bài viết liên quan