Ở nước ta, ung thư được xem là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Tuy nhiên vẫn chưa có phương thuốc nào có thể chữa trị hoàn toàn cho căn bệnh, bệnh ung thư có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên. Có một số loại thực phẩm sẽ kích thích các khối u ác tính phát triển nhanh, vì vậy trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn nên cân nhắc lựa chọn thực phẩm nào tốt để bảo vệ sức khỏe của mình. Sau đây Biogreen sẽ chỉ ra cho bạn những thực phẩm nên hạn chế ăn để phòng ngừa ung thư!
Thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn tới sức khỏe, có nhiều loại thực phẩm khi ăn sẽ có cảm giác ngon miệng và muốn ăn nhiều, tuy nhiên chúng lại không hề tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm bạn nên hạn chế như:
1. Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
Một nghiên cứu được thực hiện trong 10 năm đã chỉ ra rằng, chỉ một lượng thịt đỏ nhất định có thể làm gia tăng 22% nguy cơ tử vong vì ung thư ở nam giới và 20% ở nữ giới. Một nghiên cứu khác cho thấy, ăn nhiều thịt đỏ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, ung thư tiền liệt tuyết và ung thư vú.
Các loại thịt được nấu ở nhiệt độ cao trực tiếp trên lửa hay thịt hun khói có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại thịt chế biến sẵn bao gồm: giăm bông, thịt xông khói và xúc xích Ý vào nhóm sinh chất ung thư nhóm 1. Chính vì vậy, sử dụng thịt chế biến sẵn có khả năng rất lớn gây ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra các chất bảo quản nitrit và nitrat sử dụng để bảo quản thịt chế biến sẵn sẽ tạo ra các chất N-nitroso và có thể dẫn đến ung thư ruột. Bạn nên cắt giảm các loại thịt đỏ và thịt đã chế biển sẵn để giảm nguy cơ mắc ung thư.
Bạn có thể thay thế một số loại thịt đỏ bằng thịt gia cầm, cá. Ngoài ra nên bổ sung các loại hạt và các loại đậu, đây là nguồn cung cấp protein từ thực vật có lợi cho sức khỏe thay vì protein động vật.
2. Ăn quá mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Muối là gia vị không thể thiếu đối với con người, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm chứa nhiều muối có thể là yếu tố dẫn đến phát triển ung thư dạ dày. Muối có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày và gây ra các tổn thương. Nếu để lâu, phản ứng này có thể gây ra ung thư dạ dày, ăn thực phẩm chứa quá nhiều muối cũng gây huyết áp cao. Bên cạnh việc ăn mặn thì những thực phẩm bảo quản bằng muối như rau củ ngâm muối, các loại thịt ủ muối cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Một số loại thực phẩm đóng gói khác cũng chứa muối như: bánh pizza, bánh nướng, nước sốt, bánh mì… bạn cũng cần hạn chế. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo mỗi ngày mỗi người chỉ nên nạp tối đa 6 gam muối (khoảng 2.4 gam natri) tương đương lượng muỗi trong 1 muỗng café.
3. Thực phẩm có đường
Ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như: béo phì, tiểu đường, tim mạch…Đường bao gồm cả fructose, lactose và maltose có liên quan đến các loại ung thư khác nhau, các nhà nghiên cứu đã khuyên rằng, giảm tiêu thụ đường có thể giảm nguy cơ ung thư.
4. Đồ chiên, xào, nướng, áp chảo
Những món ăn được chế biến bằng các phương pháp sốc nhiệt như: chiên, xào, nướng, áp chảo đã được các nhà khoa học chứng mình có khả năng gây ung thư cho người tiêu thụ. Có rất nhiều chất làm tăng nguy cơ ung thư được sinh ra do thực phẩm bị sốc nhiết, đặc biệt là các nhóm aldehyde sinh ra từ sự phân hủy chất béo, các nhóm N-nitroso từ đạm bị sốc nhiệt. Thời gian sốc nhiệt càng lâu, nhiệt độ sốc nhiệt càng cao thì càng sinh ra nhiều chất độc hại. Không dừng lại ở đó, người chế biến những món ăn này cũng có nguy cơ bị ung thư phổi do các nhóm chất aldehyde độc hại dễ bay hơi vì vậy người chế biến sẽ hít phải các chất này.
5. Bột mì trắng đã qua chế biến
Bột mì trắng thường có trong bánh ngọt, bánh mì và các loại thực phẩm chế biến hàng ngày khác, bột mì được tẩy trắng bằng khí clo, loại hóa chất được sử dụng giúp cho bột mì trắng hơn. Bột mì trắng đã qua chế biến làm tăng lượng insulin và lượng đường trong máu. Các khối u ung thư sẽ dễ phát triển trong cơ thể hơn nếu lượng đường trong máu cao hơn. Việc tăng lượng đường trong máu dẫn đến kháng insulin từ đó làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết cũng như các bệnh ung thư khác.
6. Dầu ăn chưa bão hòa
Dầu ăn chưa bão hòa là dầu thực vật, chúng thường xuyên được khử mùi và tạo màu để trông hấp dẫn hơn. Tất cả dầu thực vật đều chứa hàm lượng axit béo Omega-6 cao. Hàm lượng Omega-6 quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các bệnh về tim và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đặc biệt là ung thư da.
7. Thức uống có cồn
Đồ uống có cồn như rượu, bia là nguyên nhân gây ung thư thứ hai chỉ sau thuốc lá. Uống một lượng rượu, bia vừa phải có thể tốt cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh tim nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan. Uống nhiều rượu bia cũng có liên quan đến ung thư vú, ung thư miệng và họng, ung thư đường tiêu hóa hoặc có thể gây đột quỵ hoặc đột tử.
Bạn cần xây dựng cho mình và gia đình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có một sức khỏe tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.