Hiện nay, có rất nhiều người quan tâm và thực hành ăn chay thường xuyên. Ngoài quan điểm về tôn giáo, người ta ăn chay để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các căn bệnh thường gặp như: tiểu đường, thừa cân…và kéo dài tuổi thọ. Ở nhiều đất nước phát triển, đây còn là một xu thế thịnh hành. Vậy để hiểu rõ hơn thực sự ăn chay có tốt không hay có lợi ích gì cho cơ thể, thì độc giả hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây của Biogreen nhé!
Ăn chay là gì?
Ăn chay là ăn kiêng các sản phẩm từ động vật và theo đuổi chế độ ăn thực vật. Ăn chay bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau: tín ngưỡng, tôn giáo, giá trị đạo đức, sức khỏe… ăn chay được chia thành nhiều chế độ ăn và hình thức ăn khác nhau. Chế độ ăn chay chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: rau, củ, quả, các loại hạt…hoàn toàn không sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc động vật như các loại thịt, cá và hải sản.
Việc ăn chay có nhiều cách ăn và chế độ ăn khác nhau, tùy vào nhu cầu, hoàn cảnh, lý do mà bạn lựa chọn chế độ ăn phù hợp với bản thân. Ăn chay kỳ, ăn chay trường hay ăn thuần chay đều là cách ăn uống cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ động vật.
Ăn chay kỳ: Là chế độ ăn thực vật theo một số ngày cố định trong tuần hoặc trong tháng (ví dụ: mùng 1 âm lịch, ngày rằm…). Những ngày còn lại vẫn có thể ăn thêm động vật.
Ăn chay trường: Là trong chế độ ăn hoàn toàn không sử dụng các sản phẩm thịt từ động vật, chỉ sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật.
Ăn thuần chay: Đây là chế độ nghiêm khắc nhất của việc ăn chay, loại bỏ tất cả các sản phẩm từ động vật, gồm cả sữa, mật ong, trứng…hay thực phẩm có chất phụ gia nguồn gốc động vật như: gelatin, váng sữa…
Lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe
Khoa học đã chứng minh, chế độ ăn chay đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chế độ ăn chay lành mạnh cũng nạp vào cơ thể rất nhiều dinh dưỡng quan trọng như: chất xơ, vitamin C, vitamin E, magie, axit folic, chất béo không bão hòa và phytochemical, giúp thúc đẩy quá trình giảm cân, giảm nguy cơ ung thư, giảm huyết áp, ổn định đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch…
1. Giảm nguy cơ béo phì
Lượng calo hấp thu chủ yếu từ các món ăn chiên, xào, rán, các loại thịt mỡ, thịt chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều đường, khi ăn nhiều những loại thực phẩm này, bạn có nguy cơ rất cao bị béo phì. Trong khi đó, thực phẩm ăn chay thường ít chất béo và hàm lượng calo thấp, lượng vitamin và chất xơ dồi dào trong các loại rau củ, ngũ cốc, trái cây, các loại hạt… giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể, giảm nguy cơ béo phì. Ăn chay đúng cách kết hợp với chế độ tập luyện điều độ là phương pháp tốt để giảm cân an toàn và hiệu quả.
2. Giảm cholesterol
Các loại thịt đỏ, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo bão hòa nên dễ gây tích tụ cholesterol bám vào thành động mạch. Tuy nhiên, nếu ăn các loại ngũ cốc, trái cây, rau củ, cây họ đậu chứa nhiều chất xơ, giúp trung hòa và đào thải lượng cholesterol dư thừa ra ngoài cơ thể đồng thời ổn định đường huyết hiệu quả.
3. Tốt cho tiêu hóa
Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loại hạt rất giàu chất xơ giúp thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột nên người ăn chay thường xuyên sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa. Một số loại thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 tốt cho hệ tiêu hóa bao gồm: hạt chia, hạt lanh, quả óc chó…
4. Kiểm soát huyết áp
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người ăn chay có chỉ số huyết áp ổn định hơn so với người không ăn chay. Các loại trái cây, rau củ, hạt…có chứa các chất chống oxy hóa, hợp chất tinh bột, các chất béo không bão hòa, chất xơ, canxi, magie, vitamin C và A, đặc biệt là kali – giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể, đảm bảo huyết áp ổn định, phòng ngừa bệnh cao huyết áp.
5. Giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2
Chế độ ăn chay lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 cũng như biến chứng của bệnh. Những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, các loại hạt có chỉ số đường huyết thấp nên không làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn, giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
6. Tăng cường sức khỏe cho hệ tim
Thực phẩm dùng để ăn chay có tác dụng ổn định cholesterol, ổn định đường huyết và giảm huyết áp nên sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe hệ tim. Những người ăn chay sẽ giảm 1/3 nguy cơ bị tử vong hoặc phải nhập viện vì bệnh tim, một số loại thực phẩm giàu omega-3 rất tốt cho tim có thể kể đến như: các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
7. Giảm thiểu nguy cơ bị ung thư
Trái cây, rau củ tươi, ngũ cốc trong chế độ ăn chay cung cấp các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể chống lại bệnh tật và các nguy cơ ung thư như: sulforaphane, selenium và các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E…Đặc biệt, chế độ ăn giàu chất xơ giảm được nguy cơ ung thư vú.
8. Giúp da khỏe mạnh
Các loại thực phẩm chay cung cấp các vitamin, khoáng chất, nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, tăng độ đàn hồi, tăng sức đề kháng cho da và làm chậm quá trình lão hóa da.
9. Giúp tăng tuổi thọ
Trái cây và rau củ khi được dung nạp vào cơ thể sẽ giúp loại bỏ độc tố và hóa chất tích tụ trong cơ thể. Chế độ ăn chay sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.
10. Giảm triệu chứng hen suyễn
Một số loại thực phẩm từ động vật sẽ gây dị ứng và viêm cho người bị hen suyễn vì vậy ngừng sử dụng các thực phẩm này sẽ giúp giảm tần suất và triệu chứng hen suyễn. Thay vào đó, người bị hen suyễn nên ăn các loại thực phẩm thuần chay để giảm các phản ứng viêm và dị ứng không đáng có, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Trên đây là 10 lợi ích của việc ăn chay, tuy nhiên tùy vào tình hình sức khỏe của bản thân mà bạn sẽ có chế độ ăn chay hợp lý để đảm bảo hoạt động thể chất, tinh thần.