Bệnh tuyến giáp nên ăn gì?

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng thực hiện nhiệm vụ tổng hợp và bài tiết hormone để tham gia vào các quá trình chuyển hóa cơ thể. Chế độ ăn có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ, bổ sung và tăng cường chức năng cho tuyến giáp. Độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh tuyến giáp cũng như những loại thực phẩm mà người bệnh tuyến giáp nên ăn qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tuyến giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp sản xuất hormone để duy trì sự trao đổi chất cân bằng cho cơ thể. Bệnh tuyến giáp xảy ra do sự thay đổi cấu trúc mô học, đặc biệt là khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn (cường giáp hoặc suy giáp). 

Tuyến giáp sản xuất quá ít hormone gây ra bệnh suy giáp, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tăng cân, không chịu được nhiệt độ lạnh.

Khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone sẽ dẫn đến bệnh cường giáp, người bệnh cường giáp sử dụng năng lượng quá nhanh sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, có cảm giác lo lắng, tim đập nhanh, sụt cân. 

Có rất nhiều bệnh lý về tuyến giáp thường gặp như: Cường giáp, suy giáp, nang tuyến giáp, u tuyến giáp…Các bệnh lý về tuyến giáp có rất nhiều đặc điểm rất khác nhau vì vậy chế độ ăn cũng khác nhau, có thể loại thực phẩm này tốt cho bệnh lý này nhưng lại không tốt cho bệnh lý khác. Vì vậy việc xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng bệnh lý khác nhau là điều rất cần thiết.

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì? 1
Tuyến giáp giúp sản xuất hormone để duy trì sự trao đổi chất cân bằng cho cơ thể (Ảnh: dantri.com.vn)

Người bệnh tuyến giáp nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị bệnh tuyến giáp sẽ góp phần đáng kể trong quá trình điều trị và đẩy lùi bệnh. Giữ gìn sức khỏe tuyến giáp là việc quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. 

1. Thực phẩm giàu i-ốt

I-ốt giúp cân bằng nội tiết tố tuyến giáp, kích thích sản sinh các nội tiết tố cần thiết, giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp. Thực phẩm giàu i-ốt như: rong biển, hải sản tốt cho người bị bướu giáp nhưng không dùng cho bệnh nhân cường giáp. I-ốt rất cần thiết cho tuyến giáp nhưng cần bổ sung ở mức hợp lý trong bữa ăn hàng ngày. Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp i-ốt phóng xạ thì việc bổ sung năng lượng i-ốt phải theo chỉ định của bác sĩ hoặc bổ sung cho cơ thể với lượng i-ốt vừa phải.

2. Các loại rau có lá xanh thẫm

Chế độ ăn của người bệnh tuyến giáp cần bổ sung các loại rau lá xanh bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều magie, khoáng chất, cung cấp dưỡng chất tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp và cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Một số loại rau mà bạn nên ăn là: rau mồng tơi, rau muống, rau ngót, súp lơ xanh…Tuy nhiên một số loại rau không nên ăn là các loại rau họ cải như: cải bắp, cải thìa,… bởi trong họ cải có chứa chất làm hạn chế sự hấp thụ I-ốt của tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì? 2
Rau mồng tơi là thực phẩm được nhiều người bệnh tuyến giáp lựa chọn (Ảnh: dadayhpplus.com)

3. Các loại hạt

Các loại hạt như: hạnh nhân, hạt điều, hạt bí… cung cấp magie rất tốt cho cơ thể, giàu protein thực vật, vitamin B, E cùng các khoáng chất khác hỗ trợ hoạt động hiệu quả của tuyến giáp. Đặc biệt, hạt lanh chứa hàm lượng axit béo omega 3 có vai trò quan trọng với chức năng của tuyến giáp nên thường được lựa chọn trong chế độ ăn kiêng của người bệnh cường giáp. Lưu ý, trước khi ăn, hạt lạnh cần được nghiền nát để tăng hiệu quả sử dụng.

4. Sữa chua

Sữa chua là nhóm thực phẩm giàu vitamin D, vitamin B12, chất khoáng và Probiotic giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong ruột, ổn định hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và tăng cường hệ miễn dịch…Việc mất cân bằng hormon tuyến giáp sẽ gây xáo trộn các hoạt động bình thường của đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy người bệnh suy giáp nên ăn sữa chua thường xuyên, sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng để tránh bị táo bón.

5. Các sản phẩm từ đậu nành

Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như: sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hormon của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh lại rất tốt. Đậu nành làm giảm hấp thu i-ốt, nếu mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ.

6. Rong biển

Rong biển giàu i-ốt nên phù hợp với người bệnh tuyến giáp. Rong biển có giá trị dinh dưỡng cao nên người bệnh cần tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Rong biển chứa hàm lượng i-ốt cao, có thể gây hại khi bổ sung quá mức nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh hàm lượng phù hợp cho cơ thể.

7. Thịt gà

Thịt gà cung cấp protein, kẽm tốt cho sức khỏe. Kẽm rất cần thiết để điều chỉnh hormone tuyến giáp trong cơ thể nên người bệnh có thể lựa chọn thịt gà bổ sung vào khẩu phần ăn.

8. Các loại cá: cá ngừ, cá hồi…

Các loại thực phẩm cá chứa những khoáng chất tốt cho tuyến giáp, trong cá hồi có chứa rất nhiều Protein, vitamin B, Magie tốt cho quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ngoài ra lượng axit béo Omega 3 dồi dào có trong cá hồi giúp tăng cường thuộc tính kháng viêm tuyến giáp. Người bệnh tuyến giáp nên ăn 2-3 bữa cá 1 tuần, ưu tiên ăn các loại cá được đánh bắt tự nhiên.

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì? 3
Cá hồi chứa nhiều khoáng chất tốt cho tuyến giáp. (Ảnh: mekongasean.vn)

9. Trứng

Trứng chứa nhiều i-ốt, selen, axit béo omega 3 và những chất dinh dưỡng cần thiết cho một tuyến giáp khỏe mạnh, hỗ trợ hệ thống miễn dịch rất tốt để cải thiện sức khỏe của người bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên lạm dụng quá mức mà cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm để giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Bài viết trên, chúng tôi đã cùng độc giả tìm hiểu bệnh tuyến giáp là gì và người bệnh tuyến giáp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh. Hy vọng rằng, người bệnh sẽ xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này.

Bài viết liên quan