Uống đông trùng hạ thảo có bị nóng không?

Đông trùng hạ thảo là dược liệu tính nóng hay tính mát? Uống đông trùng hạ thảo có bị nóng không? Cách sử dụng đông trùng hạ thảo để không bị nóng trong là gì? Nếu bạn đang băn khoăn thắc mắc về những vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!

Uống đông trùng hạ thảo có bị nóng không? 1

Uống đông trùng hạ thảo có bị nóng không?

Uống đông trùng hạ thảo có bị nóng không? 

Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo là một loại trùng thảo đặc biệt do sự ký sinh của một loài nấm thuộc chi Cordyceps hoặc Ophiocordycep trên cơ thể của ấu trùng sâu bướm thuộc chi Thitarodes. Do cấu trúc sinh học và đặc điểm sinh trưởng phát triển đặc biệt nên trong đông trùng hạ thảo có rất nhiều hoạt chất quý tốt cho sức khỏe. 

Đông trùng hạ thảo đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước và hiện nay đã trở thành một trong những vị thuốc quý phổ biến được nhiều người dân ưa chuộng để tăng cường sức khỏe. 

Nhiều người thường lầm tưởng rằng đông trùng hạ thảo có tính mát nhưng theo các tài liệu y học cổ truyền ghi chép lại thì dược liệu này có tính hơi nóng. Cụ thể đông trùng hạ thảo là vị thuốc có tính ấm, vị ngọt quy kinh vào phế, thận. 

Với công năng bồi bổ cơ thể, ích phế, bổ thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, đông trùng hạ thảo thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền dùng cho người bệnh trong các trường hợp như: phế hư, ho nhiều, thận suy, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, đau tim…

Không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo còn được y học hiện đại đánh giá rất cao với nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh nhiều công dụng và tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe.

Những công dụng đáng quý nhất của đông trùng hạ thảo có thể kể đến như: tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư, điều hòa đường huyết, nâng cao sức khỏe tim mạch, bổ thận, bảo vệ thận, chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn…

Uống đông trùng hạ thảo có bị nóng không? 2

Dùng rượu đông trùng hạ thảo sẽ dễ bị nóng

Cách sử dụng đông trùng hạ thảo tránh bị nóng trong

Mặc dù chỉ là vị thuốc có tính ấm, hơi nóng nhưng nếu sử dụng đông trùng hạ thảo với số lượng nhiều và kéo dài trong khoảng thời gian đủ lâu thì có thể gây ra tình trạng nóng trong hay nội nhiệt. Nhất là với những người có cơ địa nhạy cảm hay cơ địa nhiệt thì nguy cơ bị nóng trong khi sử dụng đông trùng hạ thảo nhiều lại càng cao. 

Chính vì vậy để tránh bị nóng trong, chúng ta cần phải chú ý những điểm sau đây khi sử dụng đông trùng hạ thảo: 

+ Không dùng đông trùng hạ thảo bằng cách ngâm rượu: rượu có tính nóng rất mạnh, nếu dùng chung với đông trùng hạ thảo sẽ càng khiến cho người sử dụng dễ bị nóng trong. Do đó, cần phải tuyệt đối không sử dụng rượu cùng với dược liệu này. 

+ Không dùng đông trùng hạ thảo với mật ong: vì mật ong chứa nhiều đường sẽ gây tích nhiệt trong cơ thể. 

+ Nên dùng đông trùng đông trùng hạ thảo bằng cách hãm trà uống lấy nước sẽ giúp cơ thể được thanh lỏng, giảm tích nhiệt, đào thải độc tố. 

+ Có thể dùng đông trùng hạ thảo để nấu canh hoặc nấu cháo cũng hạn chế được tính ôn của dược liệu này. 

+ Liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo hợp lý với một người trưởng thành trung bình là khoảng 1g, không nên dùng quá nhiều trong khoảng thời gian dài. 

Uống đông trùng hạ thảo có bị nóng không? 3

Một số món canh đông trùng hạ thảo có tính mát

Những lưu ý quan trọng khi uống đông trùng hạ thảo

Mặc dù là một vị thuốc tự nhiên lành tính, có độ an toàn cao cho người sử dụng không gây ra tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, chúng ta nên tránh sử dụng đông trùng hạ thảo nếu như không có hướng dẫn của các chuyên gia. Những trường hợp cần phải cẩn thận khi sử dụng đông trùng hạ thảo là: 

+ Trẻ em dưới 12 tuổi: trẻ em dưới 5 tuổi không dùng được đông trùng hạ thảo, còn trong độ tuổi 5-12 tuổi có thể sử dụng được nhưng với một lượng ít và không dùng kéo dài nhiều ngày.

+ Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: mặc dù không có tác dụng phụ gì gây hại nhưng đây là những thời kỳ nhạy cảm ở chị em phụ nữ cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia, tránh sử dụng một cách bừa bãi.

+ Người đang mắc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp… vì đây là những đối tượng có hệ miễn dịch nhạy cảm, thường xuyên hoạt động 1 cách quá mức và gây tổn hại cho chính cơ thể, mà đông trùng hạ thảo lại có tác dụng tăng cường miễn dịch nên dễ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

+ Người chuẩn bị phẫu thuật hay mổ: đông trùng hạ thảo có tác dụng hoạt huyết, tăng lưu thông khí huyết nên có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cho những đối tượng này. 

Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích và giải đáp được vấn đề thắc mắc “uống đông trùng hạ thảo có bị nóng không”. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin kiến thức quan trọng khác về đông trùng hạ thảo Biogreen, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://dongtrunghathaobg.com/category/tin-tuc/

Bài viết liên quan