Người sỏi mật nên ăn gì và không nên ăn gì? Các loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi mật

Chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ khiến cholesterol lắng đọng nhiều trong túi mật dẫn đến hình thành sỏi. Để hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống của người bị sỏi mật nên ăn gì và không nên ăn gì hay các loại thực phẩm tốt cho người sỏi mật thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Biogreen nhé!

Sỏi mật là bệnh gì? Vai trò của chế độ ăn uống đối với việc điều trị sỏi mật

Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hóa xảy ra khi có sự hình thành các loại sỏi trong đường mật hoặc túi mật. Túi mật là cơ quan nhỏ có hình quả lê, chứa một loại chất lỏng gọi là dịch mật vào đường ruột để tiêu hóa thức ăn. Sự thay đổi trong chức năng gan sẽ làm túi mật bị viêm hoặc kém vận động đường mật, gây ứ dịch mật thì dịch này sẽ kết tụ lại làm xuất hiện sỏi. Sỏi mật gây cản trở dòng chảy của dịch mật, từ đó dẫn đến viêm và tổn thương đường mật.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh về tiêu hóa, gan mật. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật, trong đó bao gồm cả sỏi mật. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần rất lớn để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đường mật.

Người bị sỏi mật nên ăn gì?

Trả lời cho câu hỏi “Người bị sỏi mật nên ăn gì?” bao gồm các thực phẩm sau:

1. Chất béo tốt

Người bị sỏi mật không nên loại bỏ hoàn toàn mỡ ra khỏi chế độ ăn vì nếu không có mỡ thì dịch mật sẽ ứ đọng, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mới. Thay vì ăn các loại mỡ động vật khó tiêu thì người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như: dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu mè, hạt óc chó…

2. Hoa quả và rau

Chế độ ăn uống với đa dạng các loại trái cây và rau quả là biện pháp hiệu quả để bảo vệ đường mật khỏe mạnh. Trong hoa quả và rau xanh có đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ, những chất này rất cần thiết để giúp tăng tốc độ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc sỏi mật.

3. Chất xơ

Chất xơ có công dụng hỗ trợ và tăng hoạt động đường tiêu hóa, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn ở ruột và giảm hấp thu cholesterol từ ruột, làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý về đường mật.

4. Sữa ít béo

Người bệnh tốt nhất nên uống sữa tách béo, sữa làm từ các loại hạt, sữa chua. Những loại sữa này không chỉ hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong mật mà còn bổ sung sinh dường nên có thể ngăn ngừa sỏi mật.

5. Thịt trắng

Các loại thịt như thịt gia cầm, cá,… có thể cung cấp protein cho cơ thể mà không chứa quá nhiều chất béo bão hòa.

Người sỏi mật nên ăn gì và không nên ăn gì? Các loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi mật 1
Ức gà là loại thịt trắng cung cấp nhiều protein cho cơ thể mà không gây ảnh hưởng tới túi mật. (Ảnh: gahanthuyen.com)

6. Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm có chứa vitamin C là lựa chọn tốt cho túi mật khỏe mạnh, vitamin C có tác dụng làm giảm quá trình tạo ra bùn mật – tiền thân của bệnh sỏi mật. Vì thế, vitamin C có tác dụng tốt trong phòng ngừa sỏi mật, bạn nên bổ sung hàng ngày để giảm nguy cơ mắc sỏi mật.

7. Thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin nhóm B trong đó đặc biệt là vitamin B3 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng cho cơ thể và giúp quá trình tạo máu, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bổ sung vitamin B giúp giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu cho túi mật, bảo vệ mật khỏi tổn thương, phòng ngừa hình thành sỏi, giảm nguy cơ phát triển viêm túi mật.

8. Thực phẩm giàu canxi

Canxi có trong các loại rau xanh sẫm màu, cá mòi, nước cam và các chế phẩm từ sữa, giúp hỗ trợ sức khỏe túi mật.

9. Thực phẩm giàu protein thực vật

Nguồn protein thực vật có trong: đậu nành, đậu hũ, đậu lăng…giúp giảm hấp thu cholesterol, giảm tình trạng quá tải do tăng tiết dịch mật, giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật.

Người bị sỏi mật nên kiêng ăn gì?

Những thực phẩm dưới đây sẽ giải đáp “Người bị sỏi mật không nên ăn gì?” :

1. Thực phẩm giàu chất béo xấu

Nhóm thực vật giàu chất béo xấu bao gồm: mỡ và nội tạng động vật, đồ chiên xào, thức ăn nhanh (xúc xích, thịt nguội…), những loại thịt có màu đỏ. Chất béo xấu này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khiến người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ hình thành sỏi mới.

2. Các loại sữa béo

Các loại thực phẩm như: phô mai, kem…chứa rất nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng kích thước sỏi và gây ra những cơn đau túi mật. Người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này.

3. Tinh bột tinh chế

Các loại tinh bột tinh chế như: bánh ngọt, bánh quy, socola… có chứa chất béo bão hòa, có thể làm tăng kích thước sỏi mật, tăng đường huyết. Người mắc sỏi mật không nên ăn những loại thực phẩm này.

4. Đồ uống có chứa chất kích thích

Sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia…dễ gây tổn thương gan, tác động xấu đến chức năng bài tiết dịch mật của gan, khiến túi mật phải làm việc nhiều và có thể gây nên các cơn đau túi mật.

5. Gia vị cay nóng

Với đặc tính cay nóng, ớt có thể gây kích ứng và các cơ đau bụng mật dữ dội, vì vậy người bệnh cần phải hạn chế tối đa các loại gia vị cay nóng để hạn chế các cơn đau bụng do sỏi mật gây ra.

Các loại thực phẩm tốt cho người sỏi mật

Đây là các loại thực phẩm tốt cho người sỏi mật dễ tìm nhất vì chúng rất dễ bắt gặp ở các cửa hàng bán hoa quả, ngoài chợ, sạp bán hoa quả,…

1. Hạt lanh

Hạt lạnh chứa nhiều chất xơ, tốt cho bệnh nhân sỏi mật, chất xơ giữ cho hệ thống tiêu hóa vẫn động, loại bỏ độc tố và mật cũ ra khỏi cơ thể. Nếu không có đủ chất xơ, các chất này có thể tích tụ lại, dòng chảy bị ứ đọng gây đầy hơi và táo bón. Theo tiến sĩ Will Bulsiewicz, bác sĩ tiêu hóa ở Mỹ cho biết, mỗi muỗng canh hạt lanh có khoảng 2,8 gram chất xơ, nó cung cấp chất béo lành mạnh, tốt cho túi mật dưới dạng omega-3.

2. Quả bơ

Quả bơ rất giàu các chất béo lành mạnh và kali, đây là dưỡng chất cần thiết cho sự cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể, việc mất nước có thể làm người bệnh tăng nguy cơ mắc sỏi mật, sỏi mật có thể hình thành khi dịch mật quá đặc. Ăn bơ sẽ giúp ngăn chặn những nguyên nhân gây sỏi mật – dịch mật chứa hàm lượng cholesterol, sắc tố mật (bilirubin) cao hoặc không đủ muối mật. Bạn có thể làm nhiều món ngon từ quả bơ như: sinh tố bơ, trộn salad hoặc ăn kèm bánh mì nướng…

Người sỏi mật nên ăn gì và không nên ăn gì? Các loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi mật 2
Bơ được coi là thực phẩm vàng đối với túi mật (Ảnh: vneconomy.vn)

3. Các loại đậu

Một số loại đầu, đặc biệt là đậu lăng, đậu phụ rất giàu protein thực vật, ăn các loại đậu thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng viêm túi mật. Nếu trong bữa ăn của bạn chứa nhiều chất béo, cơ thể sẽ kích thích túi mật tiết ra dịch mật, các tinh thể cholesterol có cơ hội để hình thành và tạo thành sỏi mật. Vì vậy bạn nên cắt giảm lượng thịt tiêu thụ và bổ sung các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật để cải thiện lượng cholesterol trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh túi mật, sỏi mật.

4. Cam, chanh… các loại quả chứa vitamin C

Cam và chanh giúp bổ sinh vitamin C có thể hỗ trợ phòng ngừa sỏi mật rất tốt, vì vậy bạn nên ăn nhiều các loại quả như cam, chanh, kiwi để hỗ trợ điều trị sỏi mật.

5. Rau có vị đắng

Khi túi mật không tiết đủ dịch mật hoặc ống mật bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ bị đau bụng, đặc biệt là sau khi ăn các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Ăn  một số loại rau có vị đắng như: đậu bắp, rau diếp xoăn, cải đắng…sẽ giúp kích thích sản sinh dịch mật, giúp hỗ trợ tiêu hóa chất béo trong thực phẩm, các món ăn càng đắng càng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của người bệnh mạnh mẽ hơn.

6. Củ cải đường

Trong củ cải đường có chứa chất betaine giúp bảo vệ gan, kích thích bài tiết dịch mật để tiêu hóa chất béo, đây là thực phẩm mà người mắc sỏi mật nên bổ sung thường xuyên, có thể chế biến thành một số món như: nước ép, súp, sinh tố rau củ…

Người sỏi mật nên ăn gì và không nên ăn gì? Các loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi mật 3
Củ cải đường giúp kích thích bài tiết dịch mật để tiêu hóa chất béo (Ảnh: The Beet)

7. Thực phẩm giàu probiotic

Việc mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới túi mật, làm giảm lượng dịch mật, gây nên nhiều áp lực cho túi mật, gây sỏi mật. Sữa chua là một thực phẩm điển hình giàu lợi khuẩn đường ruột (probiotic), vì vậy người bệnh nên bổ sung để tốt cho mật. Ngoài ra cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm như: Miso, bắp cải muối, trà kombucha…

Trên đây là những loại thực phẩm bạn nên ăn và không nên ăn hỗ trợ điều trị và duy trì sức khỏe túi mật. Các bạn lưu ý, khi chế biến nên ưu tiên các phương pháp hấp, luộc, nướng không dầu, hạn chế muối khi nêm nếm. Đối với người bệnh sau khi cắt túi mật nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Bài viết liên quan