Ăn uống gì để hạn chế tình trạng say rượu P2?

Ở phần 1, Biogreen đã gợi ý cho bạn các loại thức uống giúp giải rượu nhanh chóng. Ở phần 2 này, chúng tôi tiếp tục cùng bạn tìm hiểu những loại đồ ăn giúp giải rượu hiệu quả cùng với những lưu ý cho người bị say rượu bia.

Tác hại của rượu bia

Rượu, bia là một trong những loại đồ uống thường được sử dụng tại Việt Nam, chúng gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Khi say rượu, cơ thể có thể sẽ bị mất nước, đau đầu, khó chịu…

Sử dụng nhiều rượu bia có thể gây ra một số các rối loạn tâm thần như: rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng,… Người nghiện rượu dễ bị kích động, thần trí không ổn định và trở nên bạo lực.

Rượu là nguyên nhân gây ra các bệnh như ngộ độc rượu cấp tính khi sử dụng quá nhiều rượu, viêm gan mạn tính, xơ gan, viêm tụy cấp. Ngoài ra, chúng còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: tăng nguy cơ ung thư miệng và thực quản, ung thư gan, ung thư đại tràng, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, lao phổi…

Ăn uống gì để hạn chế tình trạng say rượu P2? 1
Rượu bia gây ra nhiều tác hại xấu cho sức khỏe. (ảnh: internet)

Ăn gì để hạn chế tình trạng say rượu

1. Ăn cháo, soup

Khi say rượu, người say rượu nên ăn đồ ăn loãng như cháo trắng (có thể cho thêm đậu xanh). Món ăn này dễ chế biến, dễ ăn và dễ hấp thụ rất phù hợp với người bị say rượu. Trong hạo có chứa carbon, có khả năng hấp thu cồn trong rượu, giúp người say nhanh tỉnh táo hơn.

Ăn uống gì để hạn chế tình trạng say rượu P2? 2
Ăn cháo, súp là một trong những cách hạ cơn say hiệu quả. (ảnh: internet)

2. Trứng

Trứng luộc hoặc cháo trứng rất tốt cho người say rượu, khi uống rượu, cơ thể mất nhiều vitamin B. Một quả trứng có thể cung cấp 33% nhu cầu vitamin B12 của cơ thể để phục hồi sức khỏe sau khi uống rượu. Trứng chứa một lượng lớn cysteine, giúp thải độc tố như ammonia và mangan trong cơ thể. Lòng đỏ trứng có rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, sản sinh ra acetylcholine tốt cho não, giảm được tình trạng mệt mỏi vào ngày hôm sau. Lưu ý không nên chiên trứng với phô mai và thịt vì chất béo sẽ kích thích hệ tiêu hóa làm người bệnh mệt mỏi hơn, thay vào đó, bạn có thể chế biến trứng với rau củ hoặc hành tây.

3. Cá hồi

Uống rượu bia nhiều làm cơ thể mất cân bằng và yếu dần, nguyên nhân là do thiếu vitamin B – loại vitamin quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo. Cá hồi có chứa vitamin B, đặc biệt là vitamin B12, các axit amin, omega-3 và các khoáng chất khác tốt cho cơ thể. Do đó, người say rượu nên ăn cá hồi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tuy nhiên nên làm chín cá hồi trước khi ăn do dạ dày của người say thường yếu và dễ nhạy cảm với thực phẩm tươi sống. 

4. Phở gà

Phở gà giúp bổ sung chất lỏng và muối bị mất do rượu vì món ăn này cung cấp cysteine – một loại axit amin giúp gan giải độc rượu, giảm đau đầu, hạn chế chất có hại cho cơ thể do rượu bị phân giải tạo nên.

5. Ăn chuối 

Chuối giàu kali, một trong những chất điện giải bị mất đi khi bạn uống rượu. Vì vậy ăn chuối giúp cung cấp chất điện giải quan trọng cơ thể. Ngoài ra, ăn chuối còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Người bị ngộ độc rượu có thể ăn ngay 3-4 quả chuối để làm giảm triệu chứng.

6. Sữa chua

Trong sữa chua có chứa Probiotic là các lợi khuẩn giúp tăng cường hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, dưỡng chất trong sữa chua còn làm giảm cồn ngấm vào máu, kìm hãm cơn say, giúp bù nước tức thì.

Ngoài sữa chua, các sản phẩm làm từ sữa khác cũng có khả năng làm giảm say rượu như: sữa, phô mai…

Ăn uống gì để hạn chế tình trạng say rượu P2? 3
Ăn sữa chua giúp giảm lượng cồn ngấm vào máu và bù nước. (ảnh: hocphache.com.vn)

7. Củ đậu

Củ đậu có tính mát, vị ngọt, có công dụng giải rượu rất tốt, đây là phương pháp giải rượu vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng củ đậu ép lấy nước uống hàng ngày để chữa ngộ độc rượu mạn tính. 

8. Quả bơ

Bơ có lượng chất xơ dồi dào cùng nhiều vitamin B6, carotenoids… có lợi cho tim mạch, làm dịu các dây thần kinh, làm giảm tổn thương gan. Bên cạnh việc giải rượu, ăn bơ còn có lợi cho người thường xuyên uống rượu bia có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

9. Khoai lang

Khoai lang có chứa vitamin A, magie và kali giúp cơ thể vượt qua cơn say nhanh chóng hơn. Vitamin A có thể giúp chống lại chứng viêm, magie và kali trong khoai lang có thể thay thế những gì bị mất trong quá trình uống rượu.

10. Bánh mì

Bánh mì chứa một lượng lớn cacbon có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể, giúp hấp thụ chất cồn, ngừa ngừa tình trạng say rượu. Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều vitamin B1 giúp hạn chế triệu chứng nôn nao khi say rượu.

Lưu ý chăm sóc cho người bị say rượu

1. Nên làm gì sau khi say rượu

Uống nước ép trái cây hoặc mật ong để giảm triệu chứng nôn nao.

Bổ sung các dung dịch điện giải và súp nước để thay thế lượng muối và kali bị mất do uống rượu.

Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi sau cơn say

Uống đủ nước: Uống nhiều nước giúp pha loãng độ cồn làm cho quá trình đào thải rượu diễn ra nhanh hơn và phòng chống cơ thể bị mất nước.

2. Không nên làm gì khi bị say rượu

Tắm: Tắm khi say rượu có thể khiến bạn cảm lạnh do mất nhiệt, ngoài ra còn có nguy cơ té ngã và gặp chấn thương đầu do va chạm với sàn nhà hoặc vật cứng.

Uống thuốc: Thuốc có thể gây dị ứng khi kết hợp với rượu. 

Vận động mạnh: Say rượu khiến cơ thể mất sức và hạ nhiệt rất nhanh. Do đó tránh vận động mạnh hoặc tập thể dục để không làm cơ thể mệt mỏi hơn, gây khó chịu và kéo dài thời gian say rượu.

Nằm điều hòa: Khi say rượu, không nên nằm trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp, điều này khiến bạn cảm thấy lạnh buốt và có thể gây viêm cơ, co cứng và làm mạch máu khó lưu thông, dẫn đến đau vai gáy.

Uống cà phê, nước ngọt: Cần tránh xa cà phê và nước ngọt có gas khi say rượu. Các loại nước này khiến cơ thể mất nước nhanh hơn khi say rượu.

Bài viết trên là tác hại của rượu bia đối với cơ thể, 10 loại đồ ăn giúp giải rượu và những điều nên làm, không nên làm khi say rượu. Biogreen hy vọng bạn sẽ áp dụng những cách làm này để giảm cơn say, lấy lại trạng thái tỉnh táo nhanh chóng.

Hot: Lợi ích của đông trùng hạ thảo

Bài viết liên quan